Hiện nay tỷ lệ người mắc u trực tràng đang có chiều hướng ngày càng gia tăng do thói quen sinh hoạt không điều độ và ăn uống thiếu khoa học. Bệnh không những gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân mà thậm chí còn đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu u trực tràng phát triển thành thể ác tính.
22/09/2022 | Trực tràng là gì? Những căn bệnh thường gặp liên quan đến trực tràng 13/09/2022 | Rối loạn tiêu hóa suốt một năm, người phụ nữ đi khám phát hiện polyp trực tràng đã phát triển đến mức báo động 01/09/2022 | Ung thư trực tràng có chữa được không và làm sao để phòng ngừa?
1. Khái niệm và phân loại u trực tràng
Trực tràng là bộ phận nằm ở phía cuối cùng của ống tiêu hóa đồng thời cũng là cơ quan dễ hình thành khối u nhất. U trực tràng đa phần là lành tính nhưng đôi khi nó cũng tiến triển thành ác tính. Đặc điểm của từng loại như sau:
1.1. U trực tràng lành tính
U trực tràng lành tính tồn tại dưới rất nhiều dạng, ví dụ như:
-
U ở niêm mạc: thường gặp nhất là polyp trực tràng. Chúng xuất hiện ở bề mặt niêm mạc bên trong trực tràng. Trong trường hợp số lượng polyp nhiều hơn 1 cái, con số lên tới hàng chục thì được gọi là bệnh đa polyp. Phần lớn những polyp này không gây ra triệu chứng đáng kể, nếu có thì sẽ là những biểu hiện như sau:
-
Chảy máu khi đại tiện: người bệnh đi ngoài phân lẫn máu hoặc máu dính trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của rách hậu môn hoặc bệnh trĩ;
-
Thiếu máu: tình trạng chảy máu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi;
-
Polyp nếu có cuống dài và hình thành ở gần hậu môn thì có thể sa ra ngoài cơ quan này khi bệnh nhân đi cầu;
-
Nếu kích thước của polyp lớn sẽ làm bán tắc ruột.
Kích thước của u đại tràng đủ lớn có thể làm tắc ruột
-
U ở dưới niêm mạc: hiếm gặp hơn và bắt nguồn từ các tổ chức liên kết như u xơ, u mỡ, u mạch máu, u cơ, u bạch huyết.
Các dạng u trực tràng lành tính khác như u mỡ, u xơ cũng có thể tiến triển thành bệnh ung thư. Do đó biện pháp điều trị phù hợp nhất đối với trường hợp này đó là thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u. Tuy nhiên cần phải cân nhắc đến các vấn đề liên quan khác như độ tuổi và thể trạng của bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật.
1.2. U trực tràng ác tính
Đối với trường hợp u ác tính hay ung thư trực tràng thì tốc độ tăng trưởng của khối u sẽ nhanh hơn, đồng thời nó có thể xâm lấn và lây lan sang những tổ chức mô lân cận, thậm chí là các cơ quan xa ngoài trực tràng khi ở giai đoạn di căn. Con đường di chuyển của các tế bào ung thư là mạch máu và hệ bạch huyết.
Ở một số bệnh lý nguy cơ phát triển thành ung thư trực tràng là rất cao, điển hình như loét đại tràng lâu ngày, đa polyp, viêm loét trực tràng chảy máu,...
Khi bị ung thư trực tràng, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng:
-
Xuất huyết khi đại tiện, phân nhầy;
-
Sụt cân nhanh và thiếu máu nghiêm trọng khi ở giai đoạn muộn;
-
Tắc ruột nếu khối u quá lớn;
-
Đau bụng nhưng không quá dữ dội;
-
Rối loạn tiêu hóa: táo bón xen kẽ tiêu chảy;
-
U trực tràng ác tính khi bước sang giai đoạn muộn sẽ nổi rõ khối u, bệnh nhân thậm chí có thể sờ nắn được. Lúc này cơ thể bệnh nhân có biểu hiện kiệt quệ, xanh xao, thiếu máu, gầy yếu và suy sụp tinh thần,...
U trực tràng ác tính
2. Nguyên nhân nào dẫn đến u trực tràng?
Dưới đây là một vài nguyên nhân chính gây nên u trực tràng mà nhiều người đang mắc phải:
-
Liên quan đến yếu tố di truyền: nếu tiền sử gia đình có người đã bị u trực tràng thì những thành viên còn lại cũng có nguy cơ cao bị mắc phải căn bệnh này, nhất là những gia đình có nhiều người bị polyp tuyến;
-
Thực đơn ăn uống thiếu lành mạnh: bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng giàu đạm như thường xuyên ăn thịt và mỡ động vật, đồ ăn chứa nhiều cholesterol, chế biến đồ ăn theo hình thức chiên rán, nướng, hun khói, ăn ít chất xơ chứa trong rau xanh và trái cây tươi,....;
-
Thói quen sinh hoạt độc hại: thường xuyên tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Trong thuốc lá là một chiếc kho thu nhỏ chứa 7000 chất hóa học và 69 chất có khả năng gây hình thành nên các tế bào ung bướu. Những chất độc này gây mất cân bằng trao đổi chất, làm rối loạn quy trình phát triển của tế bào và góp phần làm tăng nguy cơ hình thành khối u;
-
Những người thừa cân, béo phì cũng thuộc nhóm nguy cơ cao bị u trực tràng so với người có chỉ số cân nặng bình thường;
-
Mắc các bệnh lý về đại tràng: bệnh viêm mô hạt, viêm loét đại trực tràng, u lành tính nhưng có kích thước lớn cũng có khả năng cao là sẽ tiến triển thành loại u trực tràng ác tính.
3. Làm thế nào để chẩn đoán u trực tràng?
Để đánh giá chính xác vị trí, kích thước, số lượng và tính chất của u trực tràng, bệnh nhân cần thực hiện phương pháp nội soi tiêu hóa. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ kết hợp với phương pháp sinh thiết tế bào để xếp loại đó là u lành tính hay ác tính.
Trong trường hợp là u lành ví dụ như polyp trực tràng, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u. Nếu kết quả thể hiện u trực tràng ác tính thì cần vận dụng thêm các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá kỹ hơn về giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn, lây lan của khối u và qua đó xây dựng một phác đồ điều trị hợp lý nhất cho từng trường hợp bệnh cụ thể.
Thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích sẽ làm tổn thương trực tràng và tạo tiền đề để khối u phát triển
Phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm u trực tràng đó là bệnh nhân hãy chủ động thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thông qua đăng ký tầm soát các bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư đường tiêu hóa. Ngoài ra nếu cơ thể bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì hãy theo dõi và đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh tình, từ đó áp dụng các biện pháp điều trị can thiệp ngay từ sớm gia tăng tỷ lệ thành công.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi khám sàng lọc tại đâu, hãy đăng ký ngay dịch vụ khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC tự hào là địa chỉ uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng đánh giá cao. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên luôn túc trực 24/7 hỗ trợ bạn.